Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2011

(2) Học ghép hoa Quỳnh

Từ những hướng dẫn đã xem từ nhiều nguồn được thu gom ở đây

 nhưng chỉ mới thực hành ghép Tiểu quỳnh/ quỳnh Càng cua/ .. vào thân Thanh long

Bài bản đã thực hành ngày 7/2/11
1/ chuẩn bị gốc ghép
- >dùng đoạn thanh long khoảng 30cm
- >> ngay gốc đem cắt bỏ phần mềm một đoạn chừng vài cm,  chỉ chừa lỏi 
- >>> để chỗ mát cho khô vết cắt (1-2 tuần)
- >>>> đem trồng vô chậu đất ẩm (potting mix + cát xây nhà + vỏ thông cũ) > đặt trong bao nilong buộc kín lại, hoặc không ủ trong bao nilong >> để chỗ mát chờ ra rể (cành già thì dường như nhanh ra rể hơn cành non)
2/ ghép
> cắm cây tăm vào tận lõi (phần gổ) của thân thanh long
 để xác định độ sâu mà cắt bỏ phần mềm của cành Càng Cua muốn ghép (chỉ chừa lỏi) cho bằng cở như vậy

  
>>>>>đặt vô bao nilong  >>> cột kín >>> đem để chỗ mát
Kết quả bài thực hành lần đầu
7/2/11..ghép
 18/2/11......................................12/3/11
mở bao nilong ra...........................3 tuần sau
Ghi nhận
- có 1 nhánh nhỏ bị khô (?do nhánh ăn mót nên không đủ sức??? )
- mối ghép không sát với thân Thanh long
- rể mọc ra từ các đốt của cành quỳnh Càng cua
- mối ghép ở phần lõm của thân thanh long vẫn còn sống


 
Học ghép Quỳnh vào thân Thanh long lần thứ nhì

vẫn thử ghép bằng cách cắm tăm vào tận lỏi Thanh long
nhưng theo chiều xéo (hướng như dấu huyền)
- vạt cành quỳnh Càng cua/ Tiểu quỳnh với độ tương ứng với chiều sâu của rãnh vừa tạo trên thân TLong
(cắm tăm, gọt lỏi, cắm vào thanh long từng cành, không gọt lỏi một lượt rồi mới cắm)

1/ ghép Tiểu quỳnh
* lần đầu  nghĩ là cắm tăm ngang nên cành quỳnh dễ bị tuột khỏi gốc thanh long
>...nên phải buộc để giử cành ghép sát vào gốc ghép...
* lần 2,  đổi cách - cắm tăm xéo, lúc mới cắm thì cành ghép sát gốc ghép
một lúc sau chúng tự động trào ra giống như vầy
lấy băng keo dán để cố định nhưng vẫn thấy cành quỳnh trào ngược trở lại
sau đó mới ngộ ra 
không khí bị nén khi cắm nhánh ghép vào thân thanh long
> nhựa thanh long không có chỗ thoát nên cành ghép bị dồn ngược trở ra
2/ ghép Quỳnh sen/ Quỳnh mini

Ghi nhận sau khi ghép quỳnh càng cua và quỳnh sen
1/ tuỳ theo kích cở của lỏi để chọn cây tăm hay cây tre dùng để xiên thịt để dể cắm cành ghép
2/ chọn đốt càng cua ở đoạn thứ 3/ 4/ 5 từ ngọn trở vô thì phần lỏi không bị mềm.. dể cắm vào gốc ghép
3/ chọn chỗ mọc gai trên thân thanh long để cắm cành ghép
(dùng dao cắt bỏ gai - vết cắt nhỏ đủ để cắm đầu nhọn của tăm,
để dễ cắm tăm và tạo vết cắm đẹp) 
 
(dùng tăm châm vô phần tiếp giáp của cây tăm /tre cắm trên thân tlong...
 để khi cắm cành ghép vào thì nhựa của thanh long có chỗ thoát,
... nhánh quỳnh không bị đẩy trào ngược trở lại như hình này
(sau mấy tháng chờ đợi xem kết quả... thì thấy cách này không thành công, sẽ nói thêm ở bài khác)

4/ đo độ sâu của nơi cần ghép để vạt đoạn ghép tới tận mắt ...> mối ghép sẽ có vẻ tự nhiên hơn

5/ chọn gốc ghép phải phù hợp với cành ghép (đốt càng cua thường ngắn, nếu bản thanh long sâu dạo thì lỏi càng cua sẽ không đủ dài để chạm với lỏi thanh long)
*thấy cảnh sóng thần và động đất ở Nhật mà buồn lo, bớt yêu đời....
... cuộc sống có nhiều bất trắc quá.


PS: Vì dùng free blog nên từ nay 22/3/13 mục LÀM VƯỜN jGoogle không còn cho phép edit, do đó chỉ tìm bài bằng cách click vào mục có liên quan ghi ở CHỦ ĐỀ ở góc phải của Blog hoặc vào LƯU TRỬ BLOG ở bên dưới Chủ đề để xem bài theo tháng. 

1 nhận xét:

  1. các bạn ơi mình thấy ghép hoa càng cua vào cây thanh long là dễ nhất đấy mình mà ghép 10 cành lá càng cua thì chỉ bị chết có 1 cành thôi mình thấy đâu có khó gì đâu

    Trả lờiXóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...