Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Cây trong sân vườn và độc tố (2)

TRẺ CON VÀ CÂY CẢNH TRONG SÂN NHÀ
Hồi nhỏ, đám nhóc tụi tui ưa: 
bẻ bông để hút mật, lấy nhuỵ đực hoa phượng để chơi đá gà
ngắt đọt cây bông bụp để gắn lên mặt làm râu, 
xắt lá, hoa, bẻ trái lấy hột ra để 'chơi nhà chòi bán buôn'...có ăn giả, có ăn thiệt...
Hồi BaMá tui còn nhỏ thì có trò vò lá mối, lá dành dành để làm xương sáo lá xăm rồi túm tụm chia nhau ăn....
Trẻ con ngày nay làm gì khi chơi quanh quẩn trong sân vườn ?
Trẻ con bây giờ có yêu cây cỏ, gắn bó với thiên nhiên cây cỏ?
Và khi trẻ con có những triệu chứng như  đỏ mắt, ói, sốt, tiêu chảy...
..cha mẹ có bao giờ nghĩ cây cỏ trong sân vườn là 1 trong những nguyên nhân gây ra những triệu chứng ấy? 
Ghi lại bài này để 8 với bạn bè có con nhỏ 
BIẾT ĐỂ GIÚP CON NHẬN DẠNG VÀ PHÒNG TRÁNH (không có nghĩa là không trồng / chặt bỏ) Hướng dẫn con yêu thiên nhiên, yêu cây trồng là hướng con đi gần với cuộc sống lành mạnh. 
Chăm sóc cây trồng, quan sát cây trồng giúp trẻ rất nhiều.
Gần gũi thiên nhiên, con trẻ phát triển tốt.
(nhưng sẽ có nhiều trục trặc nếu cha hoặc mẹ không yêu thiên nhiên và cây cối xung quanh... 
trống sẽ đánh xuôi và kèn sẽ thổi ngược... 
bản hợp xướng gia đình hạnh phúc sẽ bị lỗi nhịp... hì..hì.... 
Vì con, người ta có hi sinh cái đam mê để dành tí thời giờ cho con... cho gia đình thêm êm ấm cho con trẻ được sống những ngày trẻ thơ thật dẹp... cho nhân cách tốt được hình thành???)
                CÂY CÓ ĐỘC TỐ                

click vào 1 hình, bạn sẽ được thấy tất cả các hình có trong bài, 
chỉ cần di chuyển con lăn ở giữa con mouse  thì các hình sẽ tuần tự hiện ra với kích cỡ lớn....
... thật thú vị khi khám phá ra tính năng mới của blog (17/9/11)..
...cám ơn Google




CÂY CÓ CỦ / bulbs
Amaryllis / HOA HUỆ (lan huệ) tên khoa học Hippeastrum spp. 
-nhóm độc: Alkaloids / lycorine. -xếp loại 2 (gây nôn mửa, tiêu chảy  mức độ nhẹ)
-mức độ nghiêm trọngTHẤP chỉ độc khi ăn nhiều/số lượng lớn


 Daffodil /hoa Thuỷ tiên/ Narcissus/ Jonquil - họ: Amaryllidaceae  -tên khoa học: Clivia Miniata

-phần có độc tố: tất cả các phần trên cây
-ảnh hưởng: ăn/nuốt, trên da
-triệu chứng ngộ độc:buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, chảy nước dải, run rẩy, co giật, có thể gây tử vong.
-mức độ nghiêm trọng: THẤP chỉ độc khi ăn nhiều/ số lượng lớn, gây phản ứng nặng trên da
-nhóm độc: Alkaloids / lycorine/ calcium oxalate crystals.



Clivia / Caffir Lily / hoa Quân tử lan/ hoa Kiếm tử lan - họ: Amaryllidaceae  -tên khoa học: Clivia Miniata, hoa màu vàng và màu cam
-phần có độc tốtất cả các phần trên cây
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc: chảy nước dãi, buồn nôn, nôn mửa,  tiêu chảy, bại liệt nếu ăn thật nhiều
-nhóm độc: Alkaloids

-mức độ nghiêm trọng: THẤP chỉ độc khi ăn nhiều/số lượng lớn



Agapanthus, African blue lily, hoa màu tím và màu trắng (common name) link

Agapanthus orientalis (A. praecox ssp. orientalis) : Scientific Name 
phần có độc tốnhựa trong lá.
-ảnh hưởng: ăn/nuốt, trên da
-triệu chứng ngộ độc:nhựa của lá gây kích ứng da và mắt, kích thích và loét miệng nếu ăn.
-mức độ nghiêm trọng: làm cho miệng đau nhiều nếu ăn, kích thích da chút ít hoặc kéo dài chừng vài phút.

CÂY có nhánh/ cây có thân gổ

Hoa Đổ Quyên/Azalea, Rhododendron, hoa có rất nhiều màu

-phần có độc tố: tất cả các phần trên cây
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc:chảy nước bọt, nước mắt và chảy nước mũi, đau bụng, hạ thân nhiệt, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, thở khó khăn, tê liệt chân tay, hôn mê 
-nhóm độc: Andromedotoxin.
-mức độ nghiêm trọng: RẤT ĐỘC có thể tử vong nếu ăn


Hoa Trước Đào/ hoa Trúc Đào/Oleander 
tên khoa học: Nerium Oleander
-phần có độc tố: tất cả (tươi hoặc khô)
-ảnh hưởng: ăn/ nuốt
-triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, nôn, đau bụng , chóng mặt, làm chậm nhịp tim, tiêu chảy ra máu..
-nhóm độc: Cardiac glycosides: nerioside và oleandroside; saponins
-mức độ nghiêm trọng: RẤT CAO có thể tử vong nếu ăn
hoa và lá có thể gây nhiểm độc nếu chúng rơi vào nguồn nước sử dụng (rụng lá xuống giếng hoặc vật chứa nước)
Cây thiên tuế/ Sago Palm/ Cycas  -tên khoa học: Cycas revoluta
-phần có độc tố: hạt, lá, (...)
-ảnh hưởng: ăn/nuốt
-triệu chứng ngộ độc: nôn mửa, nhức đầu, chóng mặt, co giật
-mức độ nghiêm trọng: THẤP, chỉ độc khi ăn nhiều. Xếp loại 2 (Minor Toxicity)

Hoa Cẩm tú cầu/Hydrangea có độc tố, KHÔNG ĐƯỢC ĂN ( ngộ độc nếu ăn số lượng nhiều)

-phần có độc tố: có trong VỎ CÂY, LÁ, NỤ HOA
-triệu chứng ngộ độc: buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, đổ mồ hôi.
-xếp loại: độc tính loại 4. Chỉ độc hại với động vật.   Xem như không độc hại với người..(?).

DÂY LEO
Ivy (đọc ở trang này)
*Boston Ivy: (đối với trẻ con)
-Nhóm đôc: oxalates 
-triệu chứng ngộ độc: 
Ăn lá: có thể gây sưng chân tay,tiêu chảy, nôn, chảy nước dãi, giọng nói nghe có vẻ khó khăn và tổn thương thận.
TIẾP XÚC VỚI LÁ: da và mắt có thể bị sưng, ngứa, đỏ mắt.
English Ivy: (đối với trẻ con)
-Nhóm đôc: polyacetylene and falcarinol có trong các bộ phận của cây, lá và trái chứa nhiều độc tố hơn.
-triệu chứng ngộ độc:
da: phồng rộp hoặc ngứa
cơ thể: chảy nước dãi, nôn mữa, đau bụng, tiêu chảy co giật, khát nước quá mức, hiếu động thái quá, sốt có thể hôn mê  nếu ăn lá hoặc trái
ở đây cũng nói English Ivy có độc tính trong các bộ phận của cây, ảnh hưởng trên da khi ăn lá &trái
Vạn niên thanh Dieffenbachia (nhóm độc: oxalic acid và asparagine) không ăn và nếu tiếp xúc với cây trồng nhớ rửa tay sạch vì nó cũng ảnh hưởng trên mắt
Tui không có trồng cây này ở đây, nhưng hồi còn ở VN cả xóm tui gần như nhà ai cũng có trồng, xem chi tiết độc tố ở link ẩn, trang này tiếng Anh, còn trang này tiếng Việt (link)


Trang này tiếng Việt, có liệt kê mấy loại, trong đó có hoa Thu hải đường 
Hoa Trạng nguyên / poinsettia độc tố trong mủ của cây, tránh chạm vào mắt, không ăn...
Xem danh sách cây cảnh có độc tố và không có độc tố ở đây
Xem chi tiết về những cây cảnh có độc tố ở tài liệu này
.. biển học mênh mông... 
Xin cám ơn tác giả những bài viết tui được đọc và thu gom vào đây.
Còn lơ mơ lờ tờ mờ về tên mấy cây trong sân nhà... 
..tui gán đại cho nó cái tên khi nhìn thấy  từa tựa hình dạng...
..để chắc ăn thì  hỏi lại Google nhen 'bạn bờ lốc' hoặc xem đầy đủ rõ ràng ở link ẩn 
...tui hơi run tay khi đưa hình cây trồng trong sân nhà vô...
...sợ mình nhìn sai rồi ghi sai...


5 nhận xét:

  1. Chào bạn !
    Bạn nói tới lá sâm , xương sáo, khiến tôi nhớ tói món Bông cỏ vò với một trái chuối sứ, nhìn như Thạch( Rau câu).
    Ngày trước bạn ở tỉnh nào của VN và có biết món Bông cỏ + đường+ nước đá bào+ xịt vào chút dầu chuối thơm phức, ăn hoài .......không đã?

    Trả lờiXóa
  2. Lần đầu vào vườn tôi có xin phép bạn được ngắm hoa, nhưng comment đó tôi viết cho bài nào, hình như không được hiển thị.....tôi tìm hoài không thấy nằm đâu.
    Xin bạn chớ nghĩ tôi đi lung tung trong vườn hoa của bạn mà chưa xin phép nha.

    Trả lờiXóa
  3. Bạn gửi comment ở:
    1- Học trồng Strawberry
    2- Cây trong sân vườn và độc tố (1)
    Tui có khi rảnh có khi không, do đó comment thấy hơi trể hoặc trả lời trể, mong bạn bè hiểu và thông cảm cho việc trả lời muộn.
    Được ghé blog thì vui lắm bạn a.
    I..da.. từ lâu nay tui tỉnh bơ thu gom mấy điều tui ưng í từ nhiều web/blog đâu có xin phép ai. Bạn thắc mắc việc đi dạo trong sân làm tui giật mình.

    Trả lờiXóa
  4. Chao chi

    Cam on rat nhieu that la thu vi khi doc bai cua chi viet. tinh co len google de tim hieu them ve cach trong khoai mo .
    Men chao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn. Rất vui, rất mừng được kết bạn với bạn. Lâu nay blog ít ai comment nên cũng không thường xuyên mở comments. Nên khi mở ra thấy tin của bạn mừng 2 việc: 1/ kịp thời trả lời cho bạn, để bạn không nãn mà không ghé blog. 2/nick name của bạn cho biết bạn yêu thích việc trồng trọt giống như tui, mình được làm quen sẽ 8 nhiều nhiều về trồng trọt. Chào bạn nhen. Hẹn sẽ tám khi mở ra thấy comment.. hì.. hì..

      Xóa

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...