Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Cây trồng còi cọc... bón thêm phân?

Cây trồng còi cọc. Việc đầu tiên là gia tăng bón phân... - vì nghĩ là cây đang thiếu dinh dưỡng. 

Đặt ưu tiên là bón thêm phân? - Chưa đúng. Chưa tìm hiểu nguyên nhân mà bón thêm phân ... đôi khi là giúp cây mau chết.
PHẢI LÀM GÌ? Việc đầu tiên là xác định nguyên nhân có phải do côn trùng hay bệnh tật gây ra hay do thiếu dinh dưỡng.
Nếu không phải do côn trùng hay bệnh thì việc nghi ngờ cây thiếu dinh dưỡng là đúng.

Cây thiếu dinh dưỡng có phải do thiếu phân bón? Không hẳn là vậy.
-1/- cây còi cọc kèm theo sự thay đổi màu sắc của lá: có thể là do đất quá ướt do thoát nước kém. cũng có thể là do lúc trồng xuống chỉ xới đất vừa đủ đặt chậu cây xuống, nên đất xung quanh khô cứng hay lúc trồng chậu cây xuống đã nện đất quá dẻ dặt quanh gốc cây. Đất ướt quá, đất khô cứng, đất quá dẻ dặt đều làm cho rể không tăng trưởng tốt.

-2/- Cây phát triển chậm, lá cây bị biến dạng, rụng hoa hoặc rụng trái  cũng có thể do thời tiết lạnh quá hay nóng quá

-3/- Cây bị héo rủ cho dù đất đủ độ ẩm có thể do thừa phân bón làm dư lượng muối gây tổn thương cho bộ rể.

Cây trồng tiếp nhận chất dinh dưỡng ra sao?
Rể cây cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Nước chuyển chất dinh dưỡng từ đất đến rể cây... NHư vậy:
* nước là thành phần không thể thiếu được 
**và đất cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dinh dưỡng mà cây trồng đòi hỏi. Do đó trước khi trồng một cây xuống thì phải hiểu vị trí chọn trồng có độ Ph trong đất là bao nhiêu; cây trồng thích hợp với độ Ph nào. 
Ví dụ: 
1 hoa Camelia cần đất chua nhẹ ( độ Ph 5.5 - 6.5), camelia sẽ không phát triển tốt trong đất có độ Ph cao hơn 6.5, đất có tình kiềm quá mức/ alkaline (cây có dầu hiệu stress và vàng lá)
2/ Cây hoa Azalea,Rhododendron  phát triển tốt, nhiều hoa khi sống trên đất chua nhẹ ( Ph 4.5 - 6.0). Nếu đất có độ Ph dưới 3.5 thì cây cũng không đổi màu của lá hay hoa nhưng chúng sẽ còi cọc, ít hoa. Nếu đất kiềm/alkaline thì lá Azalea sẽ vàng vì thiếu sư sản xuất diệp lục.

Những chất dinh dưỡng cần cho thực vật gồm: Nitrogen (N/ nitơ), Potassium (K/ kali), Phosphorus (P/ phốt pho) và calcium, sulfur, magnesium. 


Bài tiếp theo:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...