Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

Tháng 7 nói chuyện trồng Hoa Hồng.

Tháng 7 ở Úc là giữa mùa Đông, thời điểm cây ngủ và cũng là thời điểm cắt tỉa định kì cho hoa hồng.
Nhân mùa tỉa hồng, ghi chép về những cách thức giúp có những cụm hoa hồng khỏe mạnh, nhiều bông hoa, có hoa hồng nở theo đúng dự định. 
Ghi chép này có lẽ phù hợp với nơi có thời tiết giống như nơi tui đang ở.

Để có kết quả như ý thì:
LÚC BẮT ĐẦU TRỒNG: : link   link   link  link   
cần chú ý
- Chọn giống phù hợp với thổ nhưỡng nơi định trồng, giống hoa kháng bệnh tốt. Giâm cành xin từ nhà quen thì sẽ ko biết tình trạng bệnh của cây, đôi lúc mang mầm cây bệnh về nhà...so với mua hoa từ vườn ương thì có vẻ an toàn hơn và biết thêm về tên hoa+cách chăm sóc...
Xem thêm về vài giống hoa hồng cho biết link
- Vị trí trồng; phải thoát nước tốt. Cần nhiều nắng (tối thiểu phải được 6 tiếng đồng hồ mỗingày). Nếu trồng trong chậu thì chọn nơi nắng tối đa 8 tiếng/ngày, cho đỡ tốn công tưới.
- Đất: có nhiều phân hữu cơ. Đất xốp & đầy đủ dưỡng chất sẽ có bụi hồng đẹp.
Hàng hồng này chỉ khoét đất rộng hơn chậu cây chút xíu, 
không có phân hữu cơ, không tưới thường xuyên,
 để quá rậm nên cây còi cọc.

 Khi trồng xuống phải đảm bảo đầy đủ nước dự phòng cho rể của cây hoa hồng có thời gian hút nước. (ngâm chậu hồng trong nước khoảng 15 phút trước khi đem ra khỏi chậu để trồng xuống, hố đất phải tưới đẩm nước)
hic... trồng gần nhau quá.. tham lam...
không đạt yêu cầu về khoảng cách.

- Khoảng cách trồng dự trù sao cho hai cây hoa khi phát triển không kề sát nhau cho không khí lưu thông tốt giúp ngăn ngừa sâu rầy và bệnh lá.

CHĂM SÓC link  link
- Đảm bảo tưới nước đầy đủ. Không để cây bị khô héo ..héo tương đương với stress dẫn tới nhạy cảm với dịch bệnh và sâu hại.
- Duy trì lịch tưới đều đặn và điều độ. Không tưới vào buổi chiều, Tốt nhất là tưới buổi sáng sớm để giúp lượng nước thừa có thời gian bay hơi, bào tử nấm không đủ thời gian để nãy mầm. Không tưới trên lá.Tưới ở gốc với vòi nước chảy yếu để tránh xoáy làm hỏng bộ rể & giúp nước thấm từ từ vào đất.
- Duy trì độ ẩm trong đất bằng cách trải lên bề mặt một lớp phân cỏ hay gỗ vụn để hôm nào ko tưới được thì cây cũng không đến đổi thiếu nước.
- Bón phân 2 lần/tháng. Chọn phân phù hợp &bón đúng theo hướng dẫn, tốt nhất là giảm một chút xíu so với gợi ý in trên bao phân..  thừa phân bón hay bón nhiều loại cùng một lúc làm cây bị xốc & dễ bị chết.... bón không đúng loai phân đôi khi cây tốt nhưng ít hoặc ko có bông. Tốt nhất là dùng phân dành riêng cho hoa hồng để đảm bảo cung cấp đúng chỉ số mà hoa hồng cần.
- Nếu trồng trong chậu thì mỗi năm mỗi thay đất vào thời điểm cây ngủ/mùa đông, cho đất có đủ dinh dưỡng và xốp.
- mùa hè thời tiết nóng không nên bón phân vô cơ, mà nên bón phân hữu cơ.
- Chú ý phát hiện sâu rầy, bệnh để ngăn chận kịp thời.
rậm rạp không khí lưu thông kém, gặp lúc không khí ẩm ướt, rầy đeo bám um sùm.

- Loại bỏ những nhánh chết &những nhánh mới mọc không theo ý muốn hoặc để tạo dáng hoặc làm cho thông thoáng, nhặt kĩ các lá rụng nhất là các lá mang mầm bệnh. Sát trùng kéo sau mỗi đợt cắt tỉa để tránh lây lan mầm bệnh.
- Cắt bỏ bông khi thấy cánh hoa vừa bắt đầu rụng cánh. Cắt bỏ bông tàn sẽ kích thích ra hoa nhiều hơn. Tùy theo độ dài của cành hoa mà cắt tỉa (nhưng không cắt thấp dưới lá thứ ba từ hoa đếm xuống cho dù đó là cành hoa dài vì mầm hoa mập mạnh nằm ở các đốt lá ở trên gần hoa). Cắt cành cần chú ý đến hướng mọc sắp tới của hoa.
Vd: như hoa trong hình,
 cắt 1cm cách đốt lá thứ nhì thì cành mới sẽ mọc hướng phía trái. Cắt ở trên đốt lá thứ ba thì cành mới sẽ cho hoa mọc về hướng phải.


Nhưng đối với hoa hồng nhỏ như trong hình này thì cành già chỉ cắt từ cuống hoa chứ không cắt sâu xuống làm giảm số lượng cành sẽ ra hoa.
Loại hồng này càng già thì khoảng cách của các đốt lá ngắn lại, tán hoa & số lương hoa vì thế mà rộng ra chứ không cao thêm nhiều...cứ sau 1 lứa bông thì lứa bông khác sẽ mọc. Nếu cắt bông tàn trể thì bông mới cũng mọc nhưng dường như chậm hơn.
nhìn gần cành hoa cỗi mới thấy rõ

Bụi hồng này hầu hết là cành đã già, chưa cắt tỉa, nhưng nếu cắt thì các nhánh mọc hơi cao sẽ cắt sâu xuống tạo dáng bầu tròn cho cụm hoa. Cắt chút xịu trên đầu các cành con có búp ở đầu cành nhỏ hơn các búp phía dưới.
Cành tơ thì khoảng cách của các đốt lá xa, đôi lúc cành mọc vượt trội hơn các cành cũ.

 Cắt tỉa chủ yếu là để giử độ cao cần có (hoặc là cắt bỏ cành cũ quá già cỗi, hoặc là cắt để giử cho các cành có cùng độ cao hoặc cho gốc thông thoáng)

...nếu không cắt tỉa thì bụi hoa sẽ mọc lởm chởm nhiều tầng như bụi hồng của hình bên trái.
Chu kì ra hoa 30- 40 ngày kể từ khi cắt cành (mùa xuân, hè ra hoa nhanh, mùa đông hoặc cây thiếu dinh dưỡng hay thiếu nước (thiếu nước cây hay thiếu dinh dưỡng nhánh hồng sẽ teo ngọn, cành "điếc" không thể có nụ hoa) hay cắt cành trể thì ra hoa chậm, . Nếu muốn có hoa đồng loạt trong 1 thời điểm nào đó thì điều chỉnh lịch cắt tỉa hoa hay đồng loạt cắt bỏ tất cả các hoa trước 30 đến 35 ngày-> bón dynamic lifter + phân bón dành cho hoa hồng + tưới đẩm - một ngày tưới một ngày nghỉ. Liệu hoa chưa nở kịp thì tưới ÍT. Nếu hoa có dấu hiệu nở sớm hơn dự đoán thì KHÔNG TƯỚI (nhớ mài mại nên sẽ kiểm tra lại rồi đính chính nếu như nhớ sai)
Đã tìm được địa chỉ của vườn hồng Vân Loan viết về chu kì ra hoa của Hồng. Bạn ở VN tham khảo ở đây  link thì tiện nhất vì hướng dẫn cụ thể và tên phân bón có thể tìm mua dể dàng.
- Tỉa cành định kì hàng năm vào thời điểm cây ngủ - mùa đông.
"bài thuốc trị sâu rầy và bệnh lá" link
Pha:
- 1 muỗng canh/tbs baking soda
- 1 muỗng cà phê/tsp nước rửa chén
- 1 muỗng canh dầu ăn
- 1 viên aspirin
- 4 lít nước
Phun xịt vào sáng sớm, tránh phun xịt lúc trời nắng nhiều.
Ngoài ra có thể tận dụng sữa tươi hết hạn sử dụng để làm "thuốc phun xịt" (đã áp dụng thấy rất hiệu quả). link
Có đọc qua trang web của vườn hồng Vân Loan, định copy link để các bạn trong nước tham khảo nhưng chưa kịp thì computer bị tắt. Sẽ ghi vào khi tìm được. Trang này viết rất cụ thể và công phu rất nên đọc. .. hì.. hi.. đã tìm được và bổ sung ở trên.

Cám ơn Google, cám ơn các tác giả mà bài viết đã trích ghi lại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...