Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2017

Đừng đổ cho phấn hoa.

Thường thì mùa Xuân, mùa hoa nở, nhiều người sì sịt mũi, mắt ngứa...cá biệt chảy máu hay có tia máu lẫn trong nước mũi trong. Câu nói quen thuộc ".. bị dị ứng phấn hoa"
Đúng là vậy, chắc chắn là vậy. Nhưng không vì thế mà bỏ qua các nhận xét về triệu chứng & tình trạng để bỏ qua bước truy tìm nguyên nhân vì sao, tại sao trước khi đi bác sĩ hay trước khi uống viên thuốc chống dị ứng.
Có những sự trùng hợp - cũng chảy mũi trong liên tục, cũng át xì, cũng ngứa mắt, cũng có cảm giác như có sợi ghèn làm cộm mắt hay mờ mắt. Khi ngủ dậy, khóe mắt hay cuối mắt có những mảnh nhỏ như cát. Có khi môi khô nứt hay cá biệt cảm thấy khô họng hay mờ mắt không thấy rõ như bình thường.
Mô tả trạng thái với bs thì thường được kê toa mua thuốc sau khi được kết luận là bị dị ứng...chấm hết buổi khám bệnh.

Để giúp hạn chế sử dụng thuốc chống dị ứng thì người có cơ địa mẫn cảm hay bị dị ứng có lẽ phải tự mình truy tìm nguyên nhân.

 Nếu bất chợt thấy có những triệu chứng ghi màu xanh ở trên thì dùng phương pháp loại trừ để loại bỏ dần những mối nghi ngờ bắt đầu từ trong nhà:
HOA: ngửi thử mùi hoa, nếu cảm thấy mũi ngứa hay muốn át xì thì loại bỏ hoa đó ra khỏi phòng/nhà.
CHAMPOO...XÀ BÔNG có mùi gây kích ứng mũi. Triệu chứng: sau khi gồi đầu thì mắt hay bị đỏ, khi rữa mặt thấy mắt bị xót hay bị cay mắt nếu bị mồ hôi trên trán rơi xuống hay ngứa lòng bàn tay.
Cá biệt có trường hợp người dùng xà bông gội đầu hay xà bông tắm để rửa mặt khi tắm ... triệu chứng dễ nhận biết là  vùng mặt nơi điểm cao nhất của gò má bị nám, và tình trạng ngày càng gia tăng dẫn làm vùng da gò má bị ngứa mẫn đỏ đi kèm với nám ngày càng sậm màu hay có rỉ nước. BS cho bôi cream hay pomade thì ko hoặc giảm rất chậm. -> NGƯNG NGAY việc xát xà bông hay cho xà bông tiếp xúc với vùng mặt có vấn đề, ghi nhận &so sánh tình trạng trước và sau khi ngưng tiếp xúc xà bông.. nếu thấy có giảm thì lập tức không dùng bất kì loại xà bông nào để rửa mặt... và nhớ tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời hoặc tiếp xúc với màn hình mày tính quá nhiều giờ liên tục.
 CHẤT KHỬ MÙI, NẾN KHỬ MÙI , Chai xịt KHỬ MÙI Ở NÁCH-> loại bỏ từ từ các mùi NGHI ngờ hoặc các sản phẩm đang dùng NGHI gây dị ứng.
 BÌNH GIỬ NHIỆT  như bình thủy, vật chứa giử nóng cho thức ăn made in China.
Tôi và cô cháu gái dùng để giử nhiệt cho bí đỏ (chỉ nấu chín chứ không có gia vị đường hay muối...)và giử cho nước nóng/ đựng nước gạo rang. Sau vài tuần thì thấy chảy mũi liên tục đến độ lở cả mũi, xỉ mũi ra máu bầm đen, mắt mờ chảy nước mắt sống liên tục...tóm lại triệu chứng gần giống như dị ứng phấn hoa...miệng khô hóc phải thức dậy uống nước liên tục mới chịu nỗi... và bị ngứa ở chân và các vùng da bị ở ngực. Các triệu chứng trên ngưng hẳn khi ngưng không sử dụng các loại bình như trong hình.

KEM ĐÁNH RĂNG, môi khô bên ngoài, phia trong tưa đỏ như rướm máu
CÁC THỨC ĂN ĐÓNG HỘP HAY XẤY KHÔ
Có cảm giác như máu sôi, khô họng, .. chảy nước mũi trong, mờ mắt, ghèn như cát quanh khóe mắt.

Tự tóm lại rằng, mọi khác thường xãy ra trong cơ thể đôi lúc không phải xuất phát từ 1 nguyên nhân mà là do cả chuổi xáo trộn trong cơ thể gây ra,... hic.. mà bs thì thường chỉ xem 1 triệu chứng cụ thể nhất để điều trị.. thường là ghi toa mua thuốc chống dị ứng mà không nói thêm gì ngoài chỉ dẫn liều lượng dùng....hic.. người bệnh sẽ thử thuốc và thử đi từng bước để lên bs chuyên khoa rồi trở về với câu "BỆNH KHÔNG RÕ NGUYÊN NHÂN... khỏi tái khám lại..."
 Mà nếu tìm qua Google thì sẽ thấy những rác dụng phụ của thuốc thật đáng lo. Do đó tự thân dùng phương pháp loại trừ mỗi khi thấy có biểu hiện tương tự như dị ứng phân hoa để stop hoặc để đi bác sĩ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...