Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Tết sắp tới - Tin phương xa

Chị, em gửi mấy dòng tâm tình và chờ lời khuyên của mấy chị.

Đồng tiền người xa xứ.
Phi, Tàu, Ấn, Việt.. tất cả những người di dân kể cả người bản xứ cùng làm chung với tôi gần như có cùng cách hành xử trong những gì liên quan dến thêm thu nhập.. Cứ briefing là đều có kéo dài phân xử vụ / cách phân chia overtime (OT).- kèn cựa, phân bì, mét moi số lượt OT để rồi xúm nhau thức trọn đêm, làm cả ngày thứ bảy & chủ nhật & ngày nghỉ public holiday... Vì đồng tiền, ngoài việc bỏ sức khỏe & ngày nghỉ ngơi & ngày vui chơi cùng gđ.. thậm chí bệnh cũng không nghỉ và không bao giờ bỏ OT, cá biệt một ít người di dân còn bỏ cả danh dự và lòng tự trọng để kè cựa so đo thậm chí mét moi thưa gửi v.v... Đồng tiền người xa xứ đẩm mồ hôi của nhọc nhằn và bức bối..
hình minh họa

Cứ mỗi Tết, bên cạnh những người hối hả mua sắm tết thì trước cửa dịch vụ chuyển phát tiền...lắm lúc dòng người xếp hàng khít rịt lấn dài dài ra vĩa hè..họ kiên nhẫn nhích từng bước để vô gửi tiền về quê nhà. Có thấy nét mặt vui vẻ khi nói điện thoại hay bấm tin nhắn bên cạnh dòng người xếp hàng ấy mới thấy được niềm vui được xài tiền của người xa xứ. Nhưng nếu có đọc được những tin nhắn qua lại thì mới thấy được những mảnh tình, mới thấy được niềm vui nào cũng chóng tàn, không có niềm vui nào trọn vẹn...

Đồng tiền xa xứ về quê, những mảnh tình.
-/ hut hẫng chen lẫn bực dọc...

"Tui KHÔNG NHẬN TIỀN, anh lấy lại đi, tui đã nói với anh rồi... muốn gửi tiền về cho tui phải báo trước...".. cắt điện thoại cái rụp.. người em không thấy cảnh anh mình hấp tấp & nói như năn nỉ dịch vụ cho đổi địa chỉ người nhận và có lẽ ko cảm được nỗi lòng của người anh xa xứ... Người em không thấy cảnh nơi góc vĩa hè chợ -trời xứ người nóng khét da, người anh nét mặt hân hoan bấm bấm điện thoại, từ biểu hiện vui vẻ nói bỗng cái tay cầm điện thoại buông thỏng, mặt đỏ lựng lên một cách thất thần... để đi đi lại lại bứt rứt... rồi bước thấp bước cao hấp tấp chạy... chạy đến dịch vụ chuyển phát tiền.
-/ bâng khuâng và băn khoăn
Gửi về VN hơn 1 ngàn, Vn nhận được 20 triệu. Số tiền cho mỗi người chỉ vỏn vẹn có 1 triệu VN..
Tin nhắn gửi sang:
"em đã nhận tiền lúc..."
"Dạ,em sẽ chi như lời anh dặn... Em đã đưa $ cho Q, nó nói anh chị đừng gửi tiền về nữa, để dành $ mai mốt về chơi"
"W làm đầu bếp trưởng, em nấu chay cúng má, $ anh cho em đưa hết W. nấu đồ mặn."

Chồng băn khoăn:

".. giỗ má chỉ chi 2 triệu VN, không biết có đủ không....Tin nhắn E ghi không rõ .. E  đưa 2 triệu cho út W hay là đưa 3 triệu coi như lấy 1 triệu của phần mình để đưa cho E  cho đủ mua săm đám giỗ. (????)"

Nhận tiếp tin nhắn:
"Q nói tiền anh cho Q gửi hết vô chùa chỗ lo cúng kiến chị cả"...

Chồng:

- "Cũng không rõ Q đưa hết 2 triệu cho chung 2 vợ chồng hay chỉ đưa  1 triệu phần của Q

Chồng cười nói  mà ánh mắt bâng khuâng".. nói Q cúng chùa.phần tiền cho Q... tui thấy có vẻ Q nó từ chối tiền mình gửi về.."

Tin phương xa Tin nhắn của đứa cháu chồng gửi cho tôi: " ...thiếm út nói giỗ bà nội tốn có 2T còn 2T kia đâu, hay là..  ....."
-/ đau đầu khó xử- .

-làm sao kể cho chồng biết khi mà ngoài giờ đi làm thì về nhà anh vùi đầu bí rị không có giờ ngủ.. ăn, yêu cũng tranh thủ.. Tóm lại, thời gian eo hẹp đi kèm với cái đầu luôn bận bịu với những công trình đang theo đuổi trên computer thì không biết anh có hiểu rằng anh em bên đó sẽ bất hòa để tìm hướng giải quyết cho gia đình không bất hòa vì tiền .. hay là anh quạo lên..
 -về tin nghi nan số tiền gửi về: Tôi chọn cách nói dè dặt nhất để nói rằng: "chị cả không còn, đầu tàu bên VN bây giờ chưa phân là ai, do đó việc gửi tiền về nên có chú ý để làm sao cho các anh em hiểu mình gửi bao nhiêu và dặn chia thế nào để tránh sì sò rỉ tai dấy lên nghi kị gây phiền hà cho người nhận ủy thác chia chác". Tôi chưa dám nói về tin nhắn tôi nhận được.

-" ở bển đã ổn rồi, ai thắc mắc thì chìa tin nhắn của tui".. "thấy hình gửi qua thì anh em ngồi chung với nhau ăn uống mà" "con E cũng đâu có ca kể là không ổn thỏa đâu.. lo xa quá"

--"những rỉ tai lâu ngày sẽ bùng phát và lúc đó tin nhắn cũng thất lạc hay fb đóng cửa thì lấy đâu mà minh oan và trước khi làm sáng tỏ nội tình thì biết đâu đã có những cãi cọ hay mượn rượu quậy ("văn hóa nhậu làm con người dần mất đi sự điềm tĩnh và cân nhắc trong lời nói khi giao tiếp."
- "lo xa quá, bây giờ ai cũng già đâu còn nhỏ mà non nớt kém suy nghĩ"
???
- làm sao cứu vãn những xung đột chắc chắn sẽ xãy ra và sẽ xãy ra liền tức thì..​
Nếu như lời kể của cô cháu đúng y sự thật thì có nhiều vấn đề phải giải quyết lắm. Tôi phải trả lời cô cháu ra sao khi mà chồng an tâm về các tin nhắn của em gái ruột.,, rằng mọi việc đều ổn, anh em hòa thuận như lúc chị cả còn sống. (????)

Thật đáng tiếc, ngày giỗ của gđ này từ nay sẽ giảm lần sự có mặt của con cháu và cũng sẽ giảm lần sự có mặt của anh em ruột - những người không còn bao nhiêu năm trên cõi đời. Lẽ ra người em trai út nên để ngày giỗ mẹ trôi qua trong vui vẻ  bằng những lời lẽ & cách cư xử sao cho các cháu cứ muốn về quê mỗi giỗ tết... khắc ghi trong kí ức về những ngày giỗ ấm cúng tình bà con thân thuộc được mừng rở khi gặp gỡ...

Thật đáng tiếc, gia đình này từ đây sẽ sống trong không khí bằng mặt không bằng lòng và lúc nào thì sẽ bùng phát cái không bằng lòng nhau bằng một trận cãi vả không ai can gián được.. cái gì sẽ xãy ra.. khi cái nhà của người chị cả để lại còn chưa giải quyết ổn (chị y/c bán chia cho anh em)... khi mà số tiền người chị để lại chỉ cho 2 đứa con của cô em gái Số tiền quá lớn ấy được công khai, gây bất ngờ cho anh em, nó làm động lòng tham và lòng sân si khi mà mới cái sột là em rể đã làm cho anh em bên vợ phật lòng khi ca kể  & dường như (?) có ý muốn chị vợ trở lại nhà chị vợ chứ ko ở tại nhà mình nữa lúc chị ấy bị bệnh ngặt.... Chị chết, mở di chúc của chị: ghi rõ:
_tiền mặt cho 2 con của người em gái ruột duy nhất ..
_ Cái nhà- bán chia đều cho các anh em cùng cha khác mẹ -  nhánh anh em ruột của chị  chưa đồng ý bán liền vì muốn giử lại để có nơi tụ tập hương khói giỗ quãy.

....di chúc chị ghi rõ cho những ai và những gì.. ghi rõ cái tâm nguyện của chị là ko muốn anh em bất hòa vì tranh giành tài sản của chị để lại..

.. Sau ngày chị mất đến nay, người trai út mỗi tuần về quét dọn. 

Tết này chồng gửi về 4 triệu để quét vôi chú ta bảo rằng 3 năm nữa mới cần và đề nghị chia 4 triệu ấy ra cho 4 địa chỉ trong quê.. Coi như chú ta cho mình có quyền quyết định về ngôi nhà rồi... điều này dấy lên nỗi lo giành nhà. Không biết chồng có nghĩ đến nguy cơ này ko???

-về việc làm cho hạ hỏa cái cú phone bị tắt cái rụp của người em trai..Tôi đã lựa lời để nói với chồng. Tầm nguyên nhân trước khi giận em trai... giờ anh em ruột nhất còn loe nghoe đếm chưa đầy bàn tay, đầu ai cũng bạc, cố làm sao cho gần gủi thương yêu để ngày giỗ Tết anh em con cháu vui vầy gặp gỡ như ngày xưa còn cha mẹ, còn chị cả.

Tôi đắn đo, mong muốn giúp cho anh em bên chồng luôn thuận hoà vui vẻ, nhưng sợ rằng không đủ khéo léo rủi bị phản ứng ngược lại (bị trách phiền thì ráng chịu được nhưng nếu để “văng miểng “ đến cô cháu gái thì vô cùng đáng tiếc) '
 Tôi làm sao?
Tin nhắn của cô em chồng "..vợ chồng Y lu bu nên hỏng có về" - Y là đứa cháu dì được di chúc cho 1/2 số tiền mặt của chị cả ki cóp cả đời -, vợ chồng cô cháu khác có về giỗ bà Nội thì bị chú bắt nhặt bắt khoan (cháu này ko có trong di chúc chia đất và tiền, chỉ được phần là 1 món nữ trang nhỏ)

. hu.. hu.. kẻ nhận thừa kế cũng ko phải dễ mà yên thân với mâu thuẩn đang dần lớn trong đầu anh em ruột của nhà đó ...chưa nghe kể gì về thái độ của các anh em con khác mẹ.

Đúng như câu kết của tin nhắn tôi nhận được " vì tiền anh em nghi ngờ nhau.. tình cảm chú cháu xa cách"
Giỗ Bà năm nay, 1 cháu lu bu không về được... những giỗ khác và những giỗ của các năm sau sẽ còn bao nhiêu đứa cháu lu bu ko về được...Tôi chỉ là đứa con dâu mà cũng thấy bâng khuâng khi nghĩ đến viễn cảnh ấy, người đã khuất và các anh em nhà ấy chắc cũng ngậm ngùi lắm khi mỗi giỗ chỉ còn lèo tèo vài đứa con & đứa cháu.

. thư viết ko hề đọc lại. mấy chị giúp cho em lời khuyên nhen. Em trông thư lắm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...